Sự ra đời của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động dần được kiện toàn và hoàn thiện.
Ngày 01/8/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, theo sau đó là các văn bản hướng dẫn cụ thể các nội dung hỗ trợ hoạt động xuất khẩu lao động như: Văn bản hướng dẫn chi tiết Luật và Nghị định, văn bản quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm, văn bản quy định về mức, cách quản lý và sử dụng tiền ký quỹ, văn bản quy phạm pháp luật về mẫu hợp đồng, văn bản quy định các nội dung về xử phạt vi phạm hành chính…
Quy phạm pháp luật về xuất khẩu lao động của Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài.
Xuất khẩu lao động tại Việt Nam được chia thành 2 nhóm đối tượng chính là nhóm lao động phổ thông/giản đơn, và nhóm lao động có trình độ cao (đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học).
Tuy nhiên dù thuộc nhóm nào thì một trong những khó khăn cho các xuất khẩu lao động phải đối mặt đó chính là những khoản chi phí bao gồm cả chi phí theo quy định cũng như chi phí khác.
Chuyên mục quy phạm pháp luật sẽ cập nhật những quy định pháp luật mới liên quan đến công tác xuất khẩu lao động.
Trọn bộ hồ sơ đăng ký chương trình visa kỹ năng đặc định mới
Chính phủ Nhật Bản chính thức thông qua tư cách visa mới kỹ năng đặc định cho người lao động nước ngoài. Vì còn khá mới nên nhiều bạn gặp vấn đề trong việc đăng kí chuyển tư cách lưu trú. Bài viết này Việc làm Nhật Bản sẽ giúp các bạn về hồ sơ đăng kí chương trình visa kỹ năng đặc định 2019 đầy đủ …